Nhận định, soi kèo Skenderbeu Korce vs Laci, 22h59 ngày 10/2: Trận chiến sống còn

Bóng đá 2025-02-13 15:24:52 953
ậnđịnhsoikèoSkenderbeuKorcevsLacihngàyTrậnchiếnsốngcòthế thao 24h   Pha lê - 10/02/2025 10:50  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://slot.tour-time.com/news/%C2%A0%C2%A0%20Chi%E1%BB%83u%20S%C6%B0%C6%A1ng%20-%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%2006/02/2022%2005:20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%C2%A0T%C3%A2y%20Ban%20Nha
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Sriwijaya Palembang vs PSMS Medan, 15h30 ngày 10/2: Tiếp tục đớn đau

VietNamNet đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước về xét tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm nay.

Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Theo đó, tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước.

{keywords}
GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước

Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước vừa thông báo danh sách các ứng viên đạt chuẩn GS, PGS năm 2017. Vậy đạt chuẩn và được công nhận chức danh GS, PGS khác nhau như thế nào, thưa ông?

- Đạt chuẩn, tức là so với các tiêu chuẩn đặt ra thì đây là các ứng viên đã đạt được.

Chuẩn bao gồm điểm nghiên cứu khoa học, thâm niên giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh và học viên cao học, hoàn thành các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, ngoại ngữ và nói riêng là tiếng Anh, những giải hưởng, cống hiến trên thực tiễn...

Khi những ứng viên này đã đạt chuẩn, họ sẽ được công nhận là đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Bộ trưởng GD-ĐT - Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước sẽ ký quyết định công nhận và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.

Sau đó, khi về các cơ sở giáo dục đại học, thủ trưởng đơn vị sẽ bổ nhiệm và có quyết định bổ nhiệm cho những người đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS theo nhu cầu thực tiễn ở đơn vị.

Số lượng ứng viên đạt chuẩn GS, PGS năm 2017 tăng đột biến so với năm trước. Điều này được lý giải ra sao, thưa ông?

- Năm nay có 85 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. Trong năm 2016 số người đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư là 702 người. Như vậy, số lượng đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cao hơn năm trước là 534 người.

Như vậy, số lượng của năm nay tăng khoảng 60% so với năm trước. Có 2 nguyên nhân cho việc này.

Thứ nhất, năm nay ngày hết hạn nộp hồ sơ lùi lại nửa năm (là ngày 5/11/2017), theo đó, các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng được lùi lại nửa năm. Sở dĩ có việc chậm lại này là do Hội đồng dự định chờ thực hiện theo quy định mới nhưng chưa xong, nên quay lại thực hiện theo quy định hiện hành.

{keywords}
Số lượng GS, PGS được công nhận chức danh qua các năm

Nguyên nhân thứ hai, năm 2018 sẽ có sự thay đổi về quy định phong GS, PGS, nên tâm lý chung của các ứng viên mong muốn mình đi về "chuyến tàu cuối". Và "chuyến tàu cuối này" mang số hiệu 174 - (Quyết định 174).

Do đó, năm nay, sự gia tăng số lượng ứng viên vừa do yếu tố tâm lý, vừa do họ có thêm thời gian để làm hồ sơ.

Vậy thì những ứng viên lên "chuyến tàu cuối" có chất lượng ra sao?

- Điều đáng mừng là năm nay, chất lượng GS, PGS cao hơn hẳn các năm trước. Số các bài báo công bố quốc tế ở ISI và Scopus tăng lên.

Độ tuổi trung bình của ứng viên giảm xuống. Ví dụ: Tuổi trung bình của GS năm 2016 là 55 thì năm nay tuổi trung bình của các GS 53.

Ngoại ngữ tiếng Anh của các ứng viên tăng lên rõ rệt, vì nhiều người đã được cử đi học nước ngoài theo Đề án 911 và có sự phối hợp, hợp tác với nước ngoài... Những điều này giúp việc đào tạo, trao đổi bằng tiếng Anh và công bố quốc tế được thuận lợi hơn với các ứng viên.

Một điểm mới nữa là tỷ lệ GS, PGS đối với nữ tăng lên 28 -29%, trong khi trước đây chỉ 25%.

Số lượng ứng viên đạt chuẩn GS, PGS của Hà Nội và TP.HCM cũng tăng hơn năm trước.

Đặc biệt, năm nay trong số 9 PGS là người dân tộc thì có 1 nữ PGS dân tộc Nùng ngành Khoa học Quân sự.

Tỷ lệ số lượng ứng viên đang giảng dạy được công nhận GS, PGS tăng lên, số thỉnh giảng giảm đi...

Như vậy, có thể dự kiến năm sau số lượng ứng viên có khả năng sụt giảm đột biến do đã cạn nguồn?

- Số lượng ứng viên năm sau chắc chắn giảm xuống, vì thười hạn nộp hồ sơ sẽ không kéo dài như năm nay nữa, và việc áp dụng quy định mới chắc chắn sẽ khiến các ứng viên tiềm năng phải xem xét.

Trước việc số lượng ứng viên đạt chuẩn tăng đột biến như năm nay, bản thân ông có suy nghĩ gì?

- Đó chỉ là do các yếu tố khách quan thôi. Còn chất lượng tân GS, PGS vẫn được đảm bảo.

Ngân Anh thực hiện

Giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tăng đột biến

Giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tăng đột biến

Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

">

Số lượng phó giáo sư tăng đột biến: Có phải 'chạy vét'?

 - Mức thu nhập Tết Đinh Dậu cao nhất đối với giáo viên TP.HCM là 25 triệu đồng/người, thấp nhất là 500.000 đồng/người.

Báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM gửi UBND thành phố và Bộ GD-ĐT về thực hiện tổ chức đón Tết Đinh Dậu nêu rõ: Có 138/141 đơn vị công lập (10.732 người) của ngành giáo dục được chia tăng thu nhập tăng thêm với tổng số tiền 53.225.355.000 đồng (53 tỷ 225 triệu đồng).

Mức chia thu nhập tăng thêm cao nhất là 25 triệu đồng/người. Mức chia thấp nhất là 500.000 đồng/người. Mức chia bình quân là 4,9 triệu/người.

Đối với các đơn vị ngoài công lập, mức thưởng cao nhất 5 triệu/người thấp nhất 500 ngàn/người; bình quân 1,7 triệu/người với mức tổng kinh phí 8,9 tỷ đồng.

Có một đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài có mức thưởng cao nhất là 79 triệu/người, thấp nhất 5,2 triệu/người. Mức thưởng bình quân ở đơn vi này là 10 triệu/ người.

Ngoài ra, trong dịp Tết, ngành giáo dục TP.HCM cũng trao tặng trên 1.023 suất quà với kinh phí 649.200.000 đồng đến các cơ sở trực thuộc, các cơ sở giáo dục trực thuộc quận, huyện, người già neo đơn, không nơi nương tựa; Trao mái ấm công đoàn cho hai gia đình nhà giáo với mức kinh phí 50 triệu/căn.

Cũng theo báo cáo của Sở về tình hình giảng dạy và học tâp sau Tết, trường phổ thông có tỷ lệ học sinh vào học cao nhất đạt 99%, trường thấp nhất 85%. Riêng khối mầm non chỉ có 80% học sinh vào học do tâm lý phụ huynh; 98% giáo viên đến trường giảng dạy sau Tết. Lý do hụt học sinh sau tết được Sở GD-ĐT thành phố đưa ra là học sinh về quê, bị chậm tàu xe, bị bệnh hoặc có lý do riêng…

Lê Huyền

">

Giáo viên TP.HCM có thêm thu nhập Tết cao nhất 25 triệu đồng

Nhận định, soi kèo Farul Constanta vs Gloria Buzau, 22h00 ngày 10/2: Khó thoát khỏi đáy

Nhiều năm gần đây, đánh giá định kì trở nên phổ dụng, như một “công cụ” giám sát chất lượng. Điều này rất khác với trước đây chỉ có đến lớp cuối cấp mới làm một bài kiểm tra của phòng/ sở. Bây giờ, học sinh lớp 1, 2 đã phải làm bài kiểm tra học kì theo “đề của phòng”. Việc này gần như phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước.

Những người đồng nghiệp lớn tuổi kể rằng những lần thi ấy “trung thực” lắm, giống như kì thi đại học. Kết quả cho thấy ngay chất lượng từng trường, xếp hạng cao thấp rõ ràng, chứ để các giáo viên tự đánh giá thì “chẳng biết đằng nào mà lần”.

Thứ nhất chất lượng giáo dục không được đại diện bởi “thành tích”. Có lần tôi được đến thăm một trường THCS, cũng giống như ngôi trường cấp 2 tôi từng học, đây là trường đứng đầu một huyện trong các thành tích học tập. Nhưng khi tôi đề cập đến: Phòng thí nghiệm, Sân chơi. Nhà thi đấu, Phòng nghệ thuật, Phòng máy tính...thì chẳng ai chỉ ra.Thế nhưng ưu điểm ấy không thể là lí do để chúng ta có phần “lạm dụng” hình thức đánh giá này.

Trường vẫn như 25 năm khi tôi đi học, chỉ có học toán, học văn, … chay. Khi tôi nói chuyện với giáo viên, nhiều người vẫn chưa tin rằng “những thứ vật chất kia là cần thiết để những đứa trẻ 13 – 14 tuổi khám phá, học và bắt đầu tập tành nghiên cứu”. Nhưng khi tôi ra khỏi phòng nói chuyện, có vài giáo viên lớn tuổi nắm tay tôi, họ nói, “mình thấm lắm Thơ ạ, thấm rằng tư duy giỏi như chúng mình đang nghĩ là lạc hậu, chỉ cần so với những lứa học trò của mình, học giỏi lắm, nhưng thiếu nhiều thứ lắm, sau này không phát huy được, và phần lỗi đấy thuộc về bọn mình, về nhà trường”.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Thứ hai, dùng kết quả thi định kì – một đánh giá ngoài nhà trường để đo lường chất lượng khiến giáo viên thiếu tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc dạy của mình. Giáo viên và học sinh bị chạy theo “kiểu đề” mà quên đi “việc hàng ngày” của mình. Hôm trước có cô giáo bình luận trên bài viết của tôi: “Bây giờ giáo viên vào dạy, thường bắt đầu “thi thế nào, bài nào hay thi vào, …”, thế là nghiễm nhiên chỉ tập trung vào dạy/ học cái đó. Và tất nhiên, cái gì luyện nhiều thì sẽ quen, thì kết quả sẽ tốt. Điều đó dẫn đến, kết quả định kì thiếu đi sự tin cậy (đáng lẽ là thế mạnh của một kì thi khách quan). Ngay cả những học sinh có kết quả cao, chúng ta giờ đây cũng nghi ngờ, vì em được luyện  nên không có tư duy, điểm thì cao mà năng lực không cao là như vậy.

Giáo viên không còn thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Dạy những gì quan trọng, những gì cần cho thi thì làm gì còn tâm trí cho thể hiện tốt phương pháp, làm gì công bằng cho các môn, các nội dung khác. Học sinh không học thực sự, mà chỉ họ những gì được “giới hạn để thi”.

Thứ ba, để có một kì đánh giá với diện rộng hàng nghìn học sinh tham gia thì phải có một ngân hàng đề tốt. Ngân hàng đề không phải là một kho đề. Việc này đòi hỏi các câu hỏi được định cỡ, được đánh giá có đạt yêu cầu hay không. Cho nên tạo ra nó không phải chỉ bởi những bộ óc của “chuyên gia, giáo viên giỏi”, mà còn ở tính phù hợp với thực tiễn. Chúng ta không làm được, không đầu tư để làm được “ngân hàng đề” thì đừng mong “đề thi đánh giá định kì” đó chất lượng như trong “lí thuyết” đã nêu ra.

Thứ tư, đánh giá là một khâu của quá trình giáo dục khó và không nên tách rời. Thông tin nó mang lại sẽ phản hồi quá trình giáo dục, để các chủ thể của nó sẽ tự điều chỉnh để hướng tới đạt mục tiêu đề ra. Thế nên dùng đánh giá định kì mà không chỉ ra được những thông tin phản hồi mà chỉ dùng kết quả để xếp hạng, thì chẳng bao giờ thay đổi được chất lượng giáo dục. Điều này đã cho thấy hậu quả, khi chúng ta biết dùng đánh giá định kì cả gần 20 năm, thành tích của các kì đánh giá trên diện rộng quy mô quốc tế (chẳng hạn như PISA) của chúng ta cao nhưng thực sự những ngôi trường mà chúng ta theo học thời thanh xuân vẫn chẳng mấy thay đổi, …

Trong bữa tối con gái thứ 2 của tôi nói tuần sau con thi môn chính.

Chị cháu nói: "Làm gì có môn chính, môn phụ, em không được nói như thế.”;

“Thế thì em phải nói là gì?”;

“Em phải nói là: môn nhiều tiết, môn thi theo đề của phòng chẳng hạn..."

Những đứa trẻ tiểu học đã biết về việc học, đã học như thế, tôi sẽ mong chờ gì ở tương lai?

Chu Cẩm Thơ (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam)

Sắp có hướng dẫn đánh giá học sinh lớp 1 theo chương trình phổ thông mới

Sắp có hướng dẫn đánh giá học sinh lớp 1 theo chương trình phổ thông mới

- Bộ GD-ĐT cho biết hiện đang tiến hành xây dựng hướng dẫn đánh giá học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

">

Không nên lạm dụng đánh giá định kỳ

友情链接